Skip to main content

Hãy bảo vệ phụ nữ

Trong cuộc sống hằng ngày, phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng không phải ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo điều 3 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì bạo lực gia đình là :

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

[....]

Dưới góc độ tâm lý hay pháp lý, phụ nữ khi bị chồng bạo lực không nên im lặng cam chịu mà hãy đứng lên, mở cửa ra và tự bảo vệ chính mình.

Đặc biệt, trong trường hợp này, người phụ nữ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình cũng như yêu cầu các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc…

Cụ thể:

  •  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

  • Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
  • Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Liên hệ, tố giác với các cơ quan chức năng tại địa phương để tìm sự giúp đỡ.

Người có hành vi bạo lực gia đình bị phạt như thế nào?

Người chồng có hành vi bạo lực với vợ, dù gây thương tích nhiều hay ít cũng đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Theo quy định tại Mục 4 từ Điều 52 đến Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Tùy từng hành vi vi phạm bạo lực gia đình khác nhau mà người chồng có thể bị phạt:

  • Từ 05 - 10 triệu đồng (đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…)
  • Từ 10 - 20 triệu đồng (Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích; không kịp đưa người vợ bị bạo lực đi cấp cứu điều trị hoặc không chăm sóc vợ trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình trừ trường hợp người vợ từ chối...)

Chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, nếu người chồng cố ý gây thương tích cho vợ mà tỷ lệ tổn thương từ 11% hoặc dưới 10% nhưng dùng hung khí nguy hiểm; dùng axit; gây cố tật nhẹ cho vợ hoặc phạm tội 02 lần trở lên thì sẽ bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt là cải tạo không không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

Nguyễn Hiền