Skip to main content

Phòng chống bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp là hiện tượng viêm của tổ chức niêm mạc nằm ở phần sau của cổ họng. Triệu chứng thường gặp là đau họng. Ngoài ra viêm họng còn gây ra các triệu chứng như ngứa họng hoặc nuốt vướng, nuốt đau.

1. Nguyên nhân của viêm họng?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính của viêm họng là do vi khuẩn hoặc virus.

2. Viêm họng có lây được không?

Cả 2 loại viêm họng do virus và vi khuẩn đều có thể lây truyền được từ người này sang người khác. Yếu tố gây bệnh viêm họng thường có xu hướng sống ở vùng mũi và họng.

Khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ giải phóng ra những “giọt tiết” có kích thước rất nhỏ chứa vi khuẩn hoặc virus vào trong không khí. Người bình thường có thể nhiễm bệnh do:

  • Hít phải những giọt tiết này
  • Chạm vào những đồ vật bị lây nhiễm những giọt tiết này như tay nắm cửa rồi chạm lên mặt hoặc môi.
  • Ít gặp trường hợp bệnh lây lan qua đường thức ăn hoặc rau sống có nhiễm mầm bệnh.

3. Triệu chứng của viêm họng cấp

Amidan 2 bên sung đỏ là triệu chứng viêm họng cấp do vi khuẩn

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm họng cấp là đau rát họng, khô họng và ngứa họng. Ngoài các triệu chứng tại chỗ này, bệnh nhân có thể có biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn,... Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng của viêm họng cấp có thể thay đổi:

Các triệu chứng của viêm họng cấp do virus bao gồm:

Các triệu chứng viêm họng cấp do vi khuẩn bao gồm:

  • Nuốt rất đau
  • Sưng các hạch vùng cổ
  • Thấy các mảng màu trắng ở trong họng khi soi qua gương hoặc đèn pin.
  • Amydan 2 bên sung đỏ.
  • Đau đầu, đau bụng
  • Nôn, buồn nôn.
  • Nổi ban.

4. Điều trị và chăm sóc viêm họng cấp ở nhà như thế nào?

Việc điều trị đối với các trường hợp viêm họng cấp phụ thuộc vào nguyên nhân:

Đối với trường hợp do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống, như là amoxicillin hoặc penicillin. Mục đích của việc dùng kháng sinh là để ngăn ngừa những biến chứng như là viêm khớp do thấp hoặc các biến chứng tại thận. Điều quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải dùng đủ liều để ngăn ngừa tái phát của bệnh và để tránh sự đề kháng kháng sinh.

Viêm họng do virus thì không đáp ứng với kháng sinh nhưng bệnh có thể tự phục hồi do hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị triệu chứng như paracetamol  hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau và sốt.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp quá trình hồi phục nhanh hơn:

  • Uống đủ nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Ngậm các loại thuốc giảm đau họng.
  • Súc họng nước muối ấm.
  • Ăn nhiều cam, chanh hoặc các loại hoa quả giàu vitamin.

5. Phòng bệnh viêm họng cấp bằng cách nào?

Mùa lạnh đang đến gần, các bậc phụ huynh cần bảo vệ chính mình và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm họng cấp bằng các cách sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị các bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Bỏ thuốc lá và rượu bia, tránh ăn thức ăn muối, sống, lên men
  • Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm
  • Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, vệ sinh răng miệng tốt
  • Điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amiđan, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính
  • Đối với trẻ nhỏ cần giữ ấm vùng hầu họng khi thời tiết trở lạnh, không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng, rửa tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh ăn uống, tạo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát cho trẻ. Tiêm phòng cảm cúm cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động bảo vệ khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Nguyễn Hiền