Skip to main content

Bệnh tiểu đường Type 2

1. Bệnh đái tháo đường type 2 là gì ?

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chứng bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:

  • Biến chứng tim mach

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

  • Bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh đái tháo đường 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.

  • Bệnh võng mạc mắt

Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.

  • Các biến chứng trong thời kỳ mang thai

Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

3. Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc đái tháo đường type 2

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc đái tháo đường type2cao hơn bình thường

  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
  • Tuổi cao
  • Dân tộc
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
  • Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
  • Ít hoạt động thể chất
  • Thừa cân, béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ2 chúng ta nên làm gì ?

Khác với bệnh đái tháo đường type 1 thì không thể dự phòng được nhưng khi chúng ta thay đổi hành vi và lối sống sinh hoạt phù hợp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bạn có thể phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 bằng thay đổi lối sống ( chế độ ăn uống và luyện tập) phù hợp:

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

  • Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.
  • Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.
  • Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.
  • Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
  • Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.
  • Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.
  • Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)Luyện tập thể lực
  • Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính
  • Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)

Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Nguyễn Hiền